Tại hội nghị COP28 vừa qua, “Cam kết làm mát toàn cầu” (Global Cooling Pledge) đã được công bố với sự tham gia của 63 nước thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam. Đây là một bước quan trọng của Việt Nam trong việc đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.
Ngành “làm mát” và nóng lên toàn cầu
Theo ghi nhận của Tổ chức Khí tượng thế giới, trái đất đang có xu hướng nóng dần với tốc độ chưa từng có. Dự báo nhiệt độ trái đất sẽ tăng hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2026.
Trong điều kiện khí hậu nắng nóng, ngành làm mát càng chứng minh được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: từ việc lưu trữ thực phẩm, vacxin đến việc giảm các tác động tiêu cực của thời tiết đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, năng lượng tiêu hao và lượng khí phát thải từ điều hòa không khí và các hệ thống làm lạnh.là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo, nhu cầu làm mát sẽ tăng trưởng gấp 3 lần đến năm 2050 nếu không được kiểm soát đúng mức, gây ra các hệ lụy trầm trọng hơn đến môi trường.
Nhìn về tương lai
Tại hội nghị COP28, bà Inger Anderson – Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) nhấn mạnh rằng các quốc gia cần hành động ngay lập tức.về việc định hướng sự phát triển của ngành làm mát theo hướng giảm thiểu phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bà Anderson cũng cam kết mục tiêu giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kính toàn cầu.vào năm 2050 so với năm 2022, nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C và phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng “0” vào năm 2050.
Việt Nam đang phải đối mặt với tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, với số lượng dân số đô thị tăng lên và nhu cầu sử dụng hệ thống làm mát tăng đáng kể. Việc sử dụng hệ thống làm mát không bền vững tăng cao sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu và góp phần gia tăng phát thải khí nhà kính.
Thay đổi là cơ hội
Quản lý hiệu quả lĩnh vực làm mát để hạn chế rò rỉ và sử dụng các giải pháp làm mát.thân thiện với môi trường sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí điện năng. Chuyển đổi sang công nghệ làm mát bền vững cũng sẽ giúp tăng cường hiệu quả kinh tế, sản xuất bền vững, nâng cao cạnh tranh và mở ra các cơ hội kinh doanh mới, giúp giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Việc tham gia Cam kết làm mát toàn cầu cũng đem lại nhiều cơ hội triển khai các dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Điều này cũng định hướng cho các chuyển đổi công nghệ làm mát với hiệu suất năng lượng cao, sử dụng môi chất lạnh ít tác động đến tầng ozon.và đẩy mạnh áp dụng các giải pháp là mát thụ động, sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên.
Những nội dung trong Cam kết làm mát toàn cầu cũng phản ánh đúng hướng đi của Việt Nam trong Chiến lược phát triển bền vững và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu cho đến năm 2050, cũng như Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật vào năm 2022.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Cùng với xu thế tất yếu của phát triển bền vững, Thanh Kim Long triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy việc phân phối.các dòng môi chất lạnh giảm lượng phát thải khí nhà kính như R410A, R32, R407C,… Đồng thời, chúng tôi cũng nỗ lực lan tỏa đến cả hệ sinh thái gồm khách hàng, đối tác.và các bên liên quan khác hướng đến mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.